Đặt mua vé máy bay đi Quy Nhơn tại HaVu và được đảm bảo giá luôn luôn cạnh tranh nhất, Các hãng hàng không bán vé máy bay đi Quy Nhơn với đường bay trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là Vietnam Airlines...
Giới thiệu tổng quát về Quy Nhơn Quy Nhơn là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Định, và là một trong 8 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Trước khi thuộc về Việt Nam, Quy Nhơn là đất của người Chăm-pa.
Lịch sử về Quy Nhơn
Quy Nhơn được hình thành từ rất sớm thuộc vùng đất đàng trong xứ Thuận Quảng: cách đây trên 400 năm đã xuất hiện phủ Quy Nhơn. Mảnh đất này đã có lịch sử hình thành phát triển cùng với nền văn hoá Chămpa từ thế kỷ 11, dưới triều đại nhà Tây Sơn và cảng Thị Nại từ đầu thế kỷ 18.Do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và tác động sự phát triển của nền công nghiệp phương Tây vào thế kỷ 19 làm cho diện mạo Quy Nhơn thay da đổi thịt. Ngày 20/10/1898, vua Thành Thái ra Chỉ dụ thành lập thị xã Quy Nhơn, đô thị tỉnh lỵ, là một trong những đô thị hoạt động thương mại với nước ngoài khá sầm uất lúc bây giờ.Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), ngày 3 tháng 9 năm 1945, Quy Nhơn được tổ chức theo quy chế thị xã, lấy tên là thị xã Nguyễn Huệ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Quy Nhơn là hậu phương của chiến trường khu V và Tây Nguyên. Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng cần đến:
Tháp Đôi
Tháp Đôi nằm trên đường Trần Hưng Đạo, thuộc phường Đống Đa, cách trung tâm Quy Nhơn 3 km. Tháp Đôi còn có tên gọi khác là tháp Hưng Thạnh, gồm hai tháp đứng song song với nhau, một tháp cao 20 m và tháp kia cao 18 m. Tháp Đôi được xây dựng vào khoảng niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Quanh tường phía ngoài, các nóc và trên nóc tháp có nhiều bức phù điêu chạm khắc các hình tượng thần, chim, thú theo tín ngưỡng của người Chăm. Tháp đã bị chiến tranh và thời gian tàn phá nặng nề. Từ năm 1991 đến năm 1997, tháp được trùng tu, gần như nguyên vẹn. Ngày nay, Tháp Đôi là điểm tham quan du lịch của du khách khi đến Quy Nhơn.
Tháp đôi ở Quy Nhơn
Chùa Long Khánh
Toạ lạc ở số 141 Trần Cao Vân, được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Chùa Long Khánh là nơi truyền bá tín ngưỡng Phật giáo trong vùng bấy giờ. Chùa do hoà thượng Đức Sơn (người Trung Quốc)sáng lập. Hiện chùa còn lưu giữ hai vật quý: Thái Bình hồng chung (chuông Hồng Thái) được đúc vàp năm 1805 triều vua Gia Long. Tấm dấu biểu trưng Long Khánh Tự được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.
Chùa Long Khánh
Nhà thờ Chính Tòa Quy Nhơn
Nhà thờ Chánh tòa Quy Nhơn (còn có danh hiệu Đức Mẹ Lên Trời và còn có tên khác là nhà thờ Nhọn) tọa lạc tại 122 đường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn. Nhà thờ có khuôn viên khá rộng và được trồng nhiều cây xanh...Ẩm thực ở Quy Nhơn.Đến Quy Nhơn du khách dễ dàng tìm thấy cho mình một nơi thưởng thức các món đặc sản biển, trong đó đáng chú ý nhất là món cua Huỳnh đế, loại cua chỉ có ở vùng biển từ Quảng Ngãi - Bình Định, được ngư dân vùng này tôn xưng là vua của các loài cua bởi sự độc đáo riêng chỉ có ở loài cua này, với mai cua dày và cứng, màu vàng như những chiến bào của nhà vua, xuôi theo thân là những gai nhọn li ti, que và càng to, cạnh sắc và bén như dao thật độc đáo, thịt cua trắng, thơm, nhai kỹ có vị bùi, vị ngọt và vị mằn mặn rất hấp dẫn thật xứng đáng với loài cua mang chữ đế.Nguyên thủy tên cua là "hoàng đế", nhưng thuở xưa quan địa phương lệnh dân phải đọc trại đi vì sợ phạm húy (chúa Nguyễn Hoàng).
Theo lời kể của các lão ngư dân miền trung, ngày xưa khi vua du ngoạn ở các vùng biển đẹp, thấy ngư dân đánh bắt được loài cua lạ, có màu đỏ hồng như những chiến bào, hình dáng như loài rùa biển nên ăn thử. Ăn thấy ngon tốt cho sức khỏe nên vua truyền cho các địa phương có loại cua này phải dưng lên hoàng cung. Từ đó cua huỳnh đế gọi là hoàng đế, cua vua lưu truyền trong dân gian.Không chỉ bởi màu sắc như những chiến bào của các vua, chúa thời phong kiến mà còn hấp dẫn bởi thịt cua thơm ngon, bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe.
Cua Huỳnh đế có thể chế biến các món như: hấp, luột, rang me, rang muối, nướng ... nhưng ngon nhất và đơn giản nhất trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. Còn gì thú vị hơn khi vừa ngồi thưởng thức món cua Huỳnh đế, vừa nghe âm thanh rì rào của sóng biển thổi vào, hít thở không khí mang vị mặn của biển, hay ngồi ở một vị trí cao ngắm nhìn biển cả mênh mông.
Đi dọc con đường Xuân Diệu du khách sẽ dễ dàng nhận ra các quán đặc sản biển, các quán san sát bên nhau, quán này kế tiếp quán kia ẩn chứa những món ngon hết sức thú vị. Với nhiều phong cách khách nhau phục vụ hết mọi lứa tuổi có thể kể đến như nhà Hàng 114, nhà hàng Hải Nam, nhà hàng Bảy Hoa, nhà hàng Hoàng Huy..và một số quán đặc sản biển khác nằm rải rác trong nội thành như: nhà hàng Cung đình - Khách sạn Hải Âu, Nhà hàng Bình Dương, nhà hàng nổi tàu Hoa Hoa, nhà hàng Hoàng Hậu, nhà hàng Anh Nhật Gia Viên với phong cách sân vườn thu hút du khách bởi phong cách độc đáo, không gian trong lành với nhiều cây xanh và hoa cỏ, pha lẫn với hiện vật trang trí "hoài cổ" như gian nhà gỗ, những chiếc bánh xe bò hay những chum vại, các gian nhà ngói một cảm giác mát mẻ đặc biệt du khách còn được thưởng thức loại hình nghệ thuật bài chòi độc đáo, để tâm hồn mở ra nhiều xúc cảm.Các địa điểm du lịch tại Quy Nhơn mà du khách không nên bỏ lỡ như: Tháp Đôi, Chùa Long Khánh, Chùa Sơn Long, Gành Ráng Tiên Sa, biển Quy Hòa, Cầu Thị Nại, nhà thờ chính tòa Quy Nhơn.